Văn hóa bản địa trong kiến trúc

Vật liệu địa phương trong kiến trúc bản địa

VĂN HÓA BẢN ĐỊA TRONG KIẾN TRÚC

Văn hóa bản địa là gì?

Một công trình kiến trúc thu hút người khác không chỉ bởi hình thức hay công năng, còn bởi yếu tố văn hóa bản địa trong kiến trúc. Đó là bản sắc văn hóa địa phương, là cái “hồn” của dân tộc, những giá trị cộng đồng đã được đúc kết theo thời gian.
Kiến trúc bản địa được xây dựng để đáp ứng trực tiếp các nguồn tài nguyên sẵn có và nhu cầu trú ẩn của người dân địa phương.

Văn hóa bản địa trong kiến trúc

Tất cả chúng ta đều mong muốn sống trong những không gian hài hòa với thiên nhiên và môi trường sinh thái, thăng hoa những giá trị bản địa và cộng đồng. Khi các dãy nhà giống nhau mọc lên ngày càng nhiều, thế giới bắt đầu quay lại đề cao giá trị văn hóa bản địa trong kiến trúc.

Văn hóa bản địa trong kiến trúc
Nét độc đáo trong kiến trúc Nhật Bản
Nét văn hóa bản địa trong kiến trúc là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thành phố hay nông thôn, cao nguyên hay đồng bằng đều sẽ thay đổi theo vòng xoay của xã hội, nhưng bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được bảo tồn. Những xu hướng rồi sẽ qua đi, nhưng vẻ đẹp truyền thống địa phương, đặc trưng vùng miền vẫn luôn giữ vị trí độc tôn. Văn hóa bản địa đem đến một giá trị vững bền để công trình kiến trúc có thể tồn tại lâu dài.
Phong cách kiến trúc Châu Âu
Phong cách kiến trúc Châu Âu
Kiến trúc bản địa không chỉ có giá trị nghệ thuật, mà còn tạo ra giá trị lịch sử quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng của kiến trúc trên toàn cầu. Nếu thiếu đi các công trình kiến trúc như vậy, xã hội như đang thiếu đi cái gốc của nền văn hóa. Vì thế, kiến trúc dân tộc không lâu cũng sẽ mờ nhạt trên bản đồ kiến trúc thế giới.
Phượng hoàng cổ trấn - Trung Quốc
Phượng hoàng cổ trấn – Trung Quốc
Các nền văn minh lớn trên thế giới luôn tự hào với các công trình kiến trúc rất riêng của mình. Những quốc gia có bề dày văn hóa như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia Châu Âu,… luôn dùng ngôn ngữ kiến trúc để giới thiệu sắc thái bản địa của họ.
Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh - Trung Quốc
Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh – Trung Quốc
Không gì hợp lý và duyên dáng hơn khi công trình được khoác lên lớp áo tự nhiên từ chính vùng đất chứa đựng nó. Để bắt đầu một dự án, kiến trúc sư cần học hỏi, trải nghiệm và thấu hiểu sâu sắc vùng đất và con người nơi đó trong từng hơi thở, nhịp sống. Ứng dụng kiến trúc bản địa là một cách để bồi dưỡng tình cảm với thiên nhiên và củng cố sự hiện diện lịch sử trên mỗi quốc gia.
Phố cổ Hội An - Việt Nam
Phố cổ Hội An – Việt Nam

Văn hóa bản địa trong kiến trúc Việt Nam

  • Kiến trúc mộc mạc, bình dị, phản ánh đời sống xã hội.
  • Kiến trúc giàu tính dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Kiến trúc gắn bó chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên.
  • Sử dụng các vật liệu địa phương (gỗ, tre, gạch,…) phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • Kiến trúc đề cao giá trị cộng đồng.
Vật liệu địa phương trong kiến trúc bản địa
Vật liệu địa phương trong kiến trúc bản địa
Kiến trúc phù hợp với khí hậu
Kiến trúc phù hợp với khí hậu
[:]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *