Kiến trúc sinh thái – Giải pháp bảo vệ môi trường

Kiến trúc sinh thái

KIẾN TRÚC SINH THÁI – GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chúng ta có cần đến kiến trúc sinh thái không?

Kiến trúc sinh thái – giải pháp bảo vệ môi trường. Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường trở thành một vấn đề cấp bách và nan giải trên toàn thế giới. Môi trường bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người cũng như các loài động thực vật trên Trái Đất. Không khí, đất đai, nguồn nước “sạch” đang biến mất hàng ngày, hàng giờ. Vì thế, cần có một giải pháp để giải cứu hành tinh của chúng ta khỏi sự hủy diệt của ô nhiễm môi trường: là KIẾN TRÚC SINH THÁI.
Theo nghiên cứu của Ủy Ban Hợp Tác Môi Trường (Commission for Environmental Cooperation): Tại những quốc gia phát triển, các tòa nhà chiếm 40% tổng năng lượng được sử dụng, 38% lượng CO2 thải ra và 60% rác thải sinh hoạt. Theo dự đoán, nếu ngành công nghiệp xây dựng vẫn duy trì như hiện nay, đến năm 2050 các tòa nhà sẽ chiếm 70% lượng CO2 thải ra. Một bức tranh tàn khốc của môi trường đã được thể hiện rất rõ ràng, vì thế, chúng ta cần kiến trúc sinh thái để thay đổi thế giới.

Kiến trúc sinh thái
Nồng độ CO2 trong không khí ngày càng tăng cao

Định nghĩa về kiến trúc sinh thái

Kiến trúc sinh thái còn gọi là kiến trúc xanh hay “kiến trúc bền vững”. Trong suốt thời gian xây dựng – sử dụng – phá vỡ, một công trình kiến trúc sinh thái phải đáp ứng được các nguyên tắc sau:

  • Cộng sinh với môi trường tự nhiên
  • Sử dụng các vật liệu tái sinh
  • Tạo một môi trường trong lành, dễ chịu
  • Hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực
  • Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng
Kiến trúc sinh thái
Kiến trúc sinh thái
Bản chất của kiến trúc sinh thái là lấy môi trường làm trung tâm. Một nhà nghiên cứu sinh thái người Mỹ đã từng nói: “Cái hồn của công trình kiến trúc phải sinh trưởng một cách tự nhiên từ đất và đậu nhẹ nhàng lên cảnh quan”.

Lợi ích của kiến trúc sinh thái

Trách nhiệm của kiến trúc sinh thái không chỉ nghiên cứu về kiến trúc mà còn nghiên cứu môi trường xung quanh. Vì thế, kiến trúc sinh thái giúp giảm tối đa chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên thiên nhiên.

  • Về môi trường: Một không gian sống bền vững, trong lành, mát mẻ không thể chỉ dựa vào bê-tông, sắt, thép hay máy điều hòa nhiệt độ mà phải là từ cây xanh, từ thiên nhiên. Kiến trúc sinh thái giúp đem thiên nhiên vào đời sống con người, tạo lập một môi trường sống thông thoáng và bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
  • Về kinh tế: Kiến trúc sinh thái sử dụng các vật liệu có thể tái tạo trong tự nhiên như tre, trúc, gỗ,…  và các vật liệu tiết kiệm năng lượng… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Về thẩm mỹ: Kiến trúc sinh thái giúp con người và thiên nhiên sống chan hòa và hỗ trợ lẫn nhau. Thiên nhiên góp phần làm đẹp công trình kiến trúc, kiến trúc hòa quyện tôn lên nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

KTS. Ken Yeang đã từng nói về kiến trúc sinh thái rằng: “Kiến trúc sinh thái được phát triển không phải chỉ để bảo tồn những gì được để lại, mà phải bảo đảm sự tồn tại lâu dài của sinh quyển như một tổng thể”.

Xu hướng phát triển của kiến trúc sinh thái

  • Kiến trúc thích ứng khí hậu
  • Kiến trúc có hiệu quả về năng lượng
  • Khai thác, chắt lọc để sử dụng những tinh hoa của kiến trúc truyền thống dân tộc bản địa.
Kiến trúc sinh thái
Think Global – Act Local
Kiến trúc sinh thái là một nhu cầu tất yếu của thời đại. Hãy ngưng ngay những hành động phá núi, phá rừng để lấy nhiên liệu, hãy thay đổi thói quen xấu ảnh hưởng đến môi trường, hãy suy nghĩ về tre nứa và các vật liệu tái tạo. Khi chúng ta thay đổi, hành tinh này sẽ thay đổi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *